Nhanh tay tham gia - Nhận ngay Code Vip Thái FREE | CAMAPRO - Rộn ràng đón Xuân với giao diện Xuân Tài Lộc. | Trưng cầu ý kiến Offline Year End Party |
Trang chủ » Diễn Đàn » Cẩm nang sức khỏe » Vảy nến là bệnh di truyền

Vảy nến là bệnh di truyền

Giá (VNĐ):
Ngày đăng:
21/01/2018 09:05
ID bài viết:
3443
Danh Mục:
Hạng mục:
Diễn Đàn
Cẩm nang sức khỏe
Gọi ngay:
01678544564
Xem:
588
Ghi Chú:
Hà Nội
Trả lời:
0
Địa chỉ:
Xem bản đồ
  1. le thi quynh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/10/2017
    Bài viết:
    21
    Đã được thích:
    1
    Điểm uy tín:
    42
    Số điện thoại:
    01678544564
    Tài khoản chính:
    0 VNĐ
    Tài khoản KM1:
    0 VNĐ
    Tài khoản KM2:
    0 VNĐ
    Chat với:

    le thi quynh

    Vảy nến là bệnh di truyền
    8.0 trên 10 được 3 bình chọn
    Biểu hiện của bệnh vảy nến
     
    Bệnh vẩy nến là một loại rối loạn da (viêm da mãn tính), chiếm khoảng 1,5 – 2% dân số. Bệnh tạo nên những mảng lớn màu đỏ tía, dày, có vẩy màu trắng bạc xếp nhiều lớp và dễ tróc. Bệnh thường xuất hiện nhiều ở khuỷu, đầu gối và da đầu (chiếm 90%) và những nơi khác ( vẩy nến móng, vẩy nến bàn tay…).
     
     
    Vảy nến là bệnh di truyền 0
    Ảnh minh hoạ
     
     
    Khởi đầu, bệnh không hề gây ngứa, chỉ có nhiều mảng nổi đỏ. Tuy nhiên, nếu làm vùng da đó tổn thương do gãi mạnh, hay cố gắng làm tróc lớp vẩy hoặc bôi không đúng thuốc thì sẽ gây ngứa, khó chịu, làm bệnh nặng hơn.
     
    Do vậy, cần phải nhận biết những dấu hiệu đặc trưng của bệnh để khám bác sĩ kịp thời. Đây là căn bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi, từ trẻ sơ sinh đến người lớn, đa số khởi phát bệnh từ 20 – 30 tuổi cả ở nam lẫn nữ.
     
    Bệnh vảy nến di truyền
     
    Bệnh vẩy nến có tính di truyền, cha hoặc mẹ bị bệnh thì 8,1% khả năng con cũng bị bệnh này. Nếu cả cha và mẹ cùng bị thì nguy cơ con mắc phải tăng lên 41%. Căn bệnh ngoài da này không có tính lây nhiễm từ người này sang người khác.
     
    Tình trạng nặng, đáng sợ nhất sẽ dẫn đến biến chứng là viêm khớp, viêm đa khớp, viêm cứng cột sống dẫn đến cứng khớp và biến dạng. Triệu chứng này có thể xuất hiện trước, cùng lúc khi xuất hiện vẩy nến hoặc sau khi bị biến chứng.
     
    Những yếu tố như stress, chấn thương và nhiễm trùng đều làm cho bệnh nặng hơn. Ngoài ra, một số thuốc cũng làm bệnh xấu hơn bao gồm lithitum, vài loại hạ áp (ức chế beta, ức chế men chuyển), vài loại kháng viêm non-steroid, uống rượu bia, hút thuốc lá…
     
    Người bệnh cần phải tập thói quen ăn uống lành mạnh và sinh hoạt điều độ để bệnh không có cơ hội phát triển. Bệnh vẩy nến có nhiều cách điều trị như sử dụng các loại thuốc bôi dạng kem, mỡ, dung dịch hay gel hoặc thuốc dùng đường chích, đặc biệt là dùng tia cực tím.
     
    Tuy nhiên, tùy từng bệnh nhân, từng loại bệnh, tùy vùng tổn thương mà có cách xử trí, điều trị khác nhau. Hơn nữa, sau một thời gian sử dụng, bệnh sẽ “lờn” với điều trị, thuốc không còn hiệu quả. Chính vì thế, người bệnh không nên chủ quan khi thấy bệnh tình có phần thuyên giảm.
     
    Phải có sự kết hợp nhiều loại thuốc với nhau thì mới đạt hiệu quả tốt nhất. Hơn nữa giá cả điều trị cũng gồm nhiều loại nên người bệnh cần phải trao đổi với bác sĩ để tìm cách chữa trị thích hợp nhất. Vì không tuân thủ đúng chế độ điều trị, ngưng thuốc đột ngột sẽ làm giảm hiệu quả điều trị và làm bệnh nặng hơn.
Tin đăng liên quan