Nhanh tay tham gia - Nhận ngay Code Vip Thái FREE | CAMAPRO - Rộn ràng đón Xuân với giao diện Xuân Tài Lộc. | Trưng cầu ý kiến Offline Year End Party |
Trang chủ » Diễn Đàn » Cẩm nang sức khỏe » Sức khỏe giới tính » Tìm hiểu về bệnh sùi mào gà ở trẻ em

Tìm hiểu về bệnh sùi mào gà ở trẻ em

Giá (VNĐ):
Ngày đăng:
09/11/2017 11:24
ID bài viết:
2570
Danh Mục:
Hạng mục:
Cẩm nang sức khỏe
Sức khỏe giới tính
Gọi ngay:
01678544564
Xem:
600
Ghi Chú:
Hải Phòng
Trả lời:
0
Địa chỉ:
Xem bản đồ
  1. nguyen tan lap Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/10/2017
    Bài viết:
    15
    Đã được thích:
    0
    Điểm uy tín:
    30
    Số điện thoại:
    01678544564
    Tài khoản chính:
    0 VNĐ
    Tài khoản KM1:
    0 VNĐ
    Tài khoản KM2:
    0 VNĐ
    Chat với:

    nguyen tan lap

    Tìm hiểu về bệnh sùi mào gà ở trẻ em
    8.0 trên 10 được 10 bình chọn

    Người mẹ mang thai bị nhiễm sùi mào gà, sẽ gây ảnh hưởng cho thai nhi và có khả năng truyền bệnh cho trẻ sau sinh. Bệnh sùi mào gà ở trẻ sơ sinh lây truyền qua những con đường nào, dấu hiệu nhận biết, ảnh hưởng của bệnh và cách phòng tránh bệnh sùi mào gà như thế nào? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu về vấn đề này.

    Bệnh sùi mào gà ở trẻ sơ sinh

    Con đường lây nhiễm sùi mào gà ở trẻ sơ sinh

    • Lây nhiễm qua nhau thai: Người mẹ nhiễm sùi mào gà sẽ lây nhiễm virus HPV cho thai nhi qua đường bánh rau.
    • Sùi mào gà ở trẻ sơ sinh lây qua con đường nào? Qua tử cung – buồng ối, khi virus HPV di chuyển ngược dòng qua cổ tử cung vào tử cung. Khi đó virus HPV xâm nhập vào nước ối, khi thai nhi uống nước ối có nhiễm virus HPV có thể bị sùi mào gà bẩm sinh.
    • Lây nhiễm khi sinh qua đường âm đạo: Trong trường hợp này trẻ sơ sinh thường bị sùi mào gà ở miệng, mắt nhiều hơn.
    • Qua tiếp xúc, khi trẻ sơ sinh có tiếp xúc với người mắc bệnh sùi mào gà cũng có nguy cơ lây nhiễm sùi mào gà.

    Dấu hiệu nhận biết sùi mào gà ở trẻ sơ sinh

    Triệu chứng sùi mào gà ở trẻ sơ sinh điển hình là, xuất hiện những nốt nhỏ không đều nhau, ẩm ướt và mềm, các u nhú trên bề mặt vùng niêm mạc. Những nốt u nhú này tạo thành hình có dạng hoa súp lơ, mào gà, có chân hoặc có cuống, những u nhú, nốt sùi này rất dễ viêm loét và chảy dịch, dễ chảy máu. Trẻ có hiện tượng ngứa ngáy và thường gãi nhiều dẫn tới nhiễm trùng thứ cấp.

    Những tổn thương của bệnh sùi mào gà ở trẻ sơ sinh thường xuất hiện chủ yếu ở miệng và mắt, bộ phận sinh dục…

    Ảnh hưởng của sùi mào gà ở trẻ sơ sinh

    Bệnh sùi mào gà ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không? Trẻ mới sinh ra cơ thể và sức đề kháng rất yếu, chính vì vậy khi nhiễm virus HPV thường ủ bệnh trong thời gian rất ngắn.

    Da và niêm mạc của trẻ sơ sinh thường rất mỏng nên rất dễ bị trầy xước, virus dễ dàng xâm nhập qua các vùng da và vùng niêm mạc bị tổn thương.

    Sùi mào gà ở trẻ sơ sinh gây ra những bệnh về đường hô hấp. Đặc biệt, khi virus hoạt động ở miệng hoặc họng sẽ ảnh hưởng khi trẻ bú và bị nôn trớ khi bú, trẻ thường quấy. Virus HPV có thể làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư vòm họng.

    Nếu virus HPV chưa phát triển sẽ không có triệu chứng gì điển hình để nhận biết. Khi virus phát triển mạnh sẽ thấy xuất hiện những nốt sùi ở bộ phận sinh dục, đường hô hấp, hậu môn có dạng giống với mào gà, súp lơ, cứng và thỉnh thoảng chảy máu.

    Những ảnh hưởng của sùi mào gà tới sức khỏe, đặc biệt là trẻ sơ sinh vô cùng nguy hiểm. Chính vì vậy, việc nắm rõ những kiến thức cần thiết để phòng tránh bệnh sùi mào gà là vô cùng cần thiết.

    Trước khi mang thai, chị em phụ nữ cần đi khám sức khỏe tổng quát để được chẩn đoán, phát hiện bệnh sớm và có hướng xử lí kịp thời.

    Nếu phát hiện bị nhiễm sùi mào gà khi mang thai cần được điều trị sớm và triệt để. Để tránh lây bệnh cho em bé sau sinh, tốt nhất nên chọn phương pháp sinh mổ.

    Khi thấy trẻ có những dấu hiệu của bệnh sùi mào gà, cần đưa trẻ tới ngay những cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Tin đăng liên quan