Nhanh tay tham gia - Nhận ngay Code Vip Thái FREE | CAMAPRO - Rộn ràng đón Xuân với giao diện Xuân Tài Lộc. | Trưng cầu ý kiến Offline Year End Party |
Trang chủ » Diễn Đàn » Cẩm nang sức khỏe » Sức khỏe giới tính » Giáo dục giới tính trẻ nên bắt đầu từ 3 tuổi

Giáo dục giới tính trẻ nên bắt đầu từ 3 tuổi

Giá (VNĐ):
Ngày đăng:
17/11/2017 03:12
ID bài viết:
2744
Danh Mục:
Hạng mục:
Cẩm nang sức khỏe
Sức khỏe giới tính
Gọi ngay:
01678544564
Xem:
672
Ghi Chú:
Bắc Giang
Trả lời:
0
Địa chỉ:
Xem bản đồ
  1. thu thuy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/10/2017
    Bài viết:
    10
    Đã được thích:
    0
    Điểm uy tín:
    20
    Số điện thoại:
    01678544564
    Tài khoản chính:
    0 VNĐ
    Tài khoản KM1:
    0 VNĐ
    Tài khoản KM2:
    0 VNĐ
    Chat với:

    thu thuy

    Giáo dục giới tính trẻ nên bắt đầu từ 3 tuổi
    10.0 trên 10 được 1 bình chọn

    TS Vũ Thu Hương cho rằng, giáo dục giới tính không thể nói vài lần là hết mà phải có sự đồng hành của cả xã hội từ lúc trẻ bắt đầu đến trường cho đến khi có đủ kiến thức để tự bảo vệ hoặc chịu trách nhiệm về việc mình làm.

    Bày tỏ lo ngại khi kiến thức giới tính của đa số học sinh Việt Nam bằng 0, TS Vũ Thu Hương cho rằng học sinh hiện nay dậy thì và tò mò về giới tính khá sớm, trong khi bài học đầu tiên trong sách Khoa học lớp 5 là quá muộn và không đủ cung cấp kiến thức, kỹ năng lẫn cách xử lý cho các em khi có nguy cơ hoặc bị xâm hại. 300.000 ca phá thai tuổi vị thành niên mỗi năm khiến nhiều người giật mình, nhưng vì sao lại như vậy thì hẳn người lớn đã có câu trả lời.

    Nên bắt đầu giáo dục giới tính từ khi nào

    Theo TS Hương, trẻ lên 3 đi học mầm non, phụ huynh nên dạy cho con biết về nguyên tắc đồ lót, nguyên tắc bàn tay để nhận biết được những vùng cấm trên cơ thể. Theo nguyên tắc đồ lót, khu vực mặc đồ lót là cấm kỵ, không cho người khác chạm vào. Ai đụng vào là người xấu mặc dù đó là người thân. Bố mẹ hay bác sĩ muốn động vào khu vực này phải được sự đồng ý của con.

    Theo nguyên tắc bàn tay, bên trong bàn tay là bố mẹ được ôm con. Ngoài bàn tay là ông bà, anh chị được cầm tay. Đầu ngón tay là hàng xóm, họ hàng chỉ chơi cùng, không được chạm vào cơ thể. Người ngoài thì phải xua tay, không cho động vào cơ thể.

    Trẻ học lớp 1 cần biết em bé được tạo ra như thế nào. Học sinh lớp 2, 3 cần được biết về dậy thì, cơ thể phát triển ra sao, kinh nguyệt là gì, những vấn đề gặp phải khi đến tuổi dậy thì. Con vào lớp 4, 5, cha mẹ có thể cho xem những clip về bệnh lây qua đường tình dục, cánh phòng tránh thai, quan hệ tình dục khi còn là trẻ em thì hậu quả ra sao.

    Học sinh lớp 6, 7, 8, 9 tiếp cận ở mức độ cao hơn như đặt ra các tình huống về tình yêu, tình dục để các em xử lý, hoặc vấn đề lớn hơn như hôn nhân cận huyết có ảnh hưởng như thế nào đến thế hệ tương lai. Nghĩa là trước khi bước vào cấp 3, các em đã được tiếp cận gần hết về giáo dục giới tính rồi.

    Bà Hương kể, có lần cho hơn 50 em lớp 5 xem những clip về phá thai trong giờ học giới tính. Các em rất sợ nhưng không đến nỗi sốc như nhiều người vẫn tưởng. Có cháu nói rằng “phá thai là một tội ác”, nghĩa là học sinh đã hiểu biết thể hiện qua nhận xét. Khi biết nhận thức rồi thì các em sẽ tôn trọng và bảo vệ lẫn nhau.

    Nếu con có thắc mắc về giới tính, phụ huynh nên trả lời thẳng thắn, không nên lảng tránh hay đùa cợt kiểu đối phó “Con được sinh ra từ nách, con được nhặt về từ thùng rác”. Bố mẹ lảng tránh khiến con nghĩ rằng những vấn đề liên quan đến giới tính là cực kỳ tệ hại, dẫn đến hình thành tâm tính đứa trẻ không thích chia sẻ với người khác. Nếu được giáo dục giới tính đầy đủ, người ngoài chỉ cần động chạm ngón tay vào cơ thể, lập tức con sẽ chia sẻ với bố mẹ ngay.

    Trường hợp chẳng may trẻ bị xâm hại, cha mẹ nên nhẹ nhàng nói chuyện với con, khơi gợi để con từ từ kể lại chuyện đã gặp phải, không nên to tiếng, đánh mắng khiến con sợ hãi, không dám kể có thể gây ra ám ảnh tâm lý suốt đời. Nếu gặp sự việc ở trường học, thầy cô cần động viên, tạo niềm tin và hết sức bảo vệ tốt nhất có thể để các em dám nói lên sự thật. Nếu nhà trường tìm cách bưng bít thì có thể làm nghiêm trọng sự việc hơn.

    Trước khi dạy con về giới tính, phụ huynh phải đi học

    Nữ tiến sĩ có 20 năm kinh nghiệm trong đào tạo giáo viên tiểu học chia sẻ, rào cản lớn nhất trong việc bảo vệ con khỏi bị xâm hại hiện nay lại chính là nhận thức về tầm quan trọng trong giáo dục giới tính của phụ huynh Việt Nam. Mọi thay đổi cũng như cải cách của ngành giáo dục đều vô dụng nếu vấp phải sự phản đối của phụ huynh.

    Bà nhắc lại sự việc năm 2014, sách Khoa học lớp 5 trở thành đề tài tranh luận khi phụ huynh phát hiện con mình học phần chăm sóc phụ nữ có thai qua các hình ảnh minh họa. Phụ huynh làm ầm ĩ và chủ biên cuốn sách phải lên tiếng lý giải. Theo bà Hương, nhiều phụ huynh vẫn nghĩ rằng học sinh lớp 5 là đứa trẻ non nớt, không biết gì và những điều trên là nhạy cảm. Song 10 tuổi đã bước vào dậy thì, thậm chí có thể sinh con. Việc đưa những bài học giới tính như trên là phù hợp nhưng phụ huynh phản đối khiến nhà trường, giáo viên cũng e dè.

    “Nếu giờ đưa một chương trình giáo dục giới tính nặng như chúng tôi đang thực hiện thì có lẽ phụ huynh sẽ phản đối gay gắt vì vẫn nghĩ điều đó là nhảm nhí”, bà chia sẻ và tha thiết đề nghị, cần có những lớp học tư vấn cho phụ huynh cách dạy con về giáo dục giới tính. Bộ Giáo dục cũng cần những buổi tọa đàm, trao đổi trực tiếp để giải đáp thắc mắc của phụ huynh về chương trình giáo dục giới tính. Học sinh sẽ là người thiệt thòi nhất nếu thầy cô và cha mẹ đứng ở hai đầu “chiến tuyến” trong việc này.

    Nữ tiến sĩ cũng nhắc đến việc nhiều bậc cha mẹ hay đưa hình ảnh con em lên Facebook, chụp ảnh con không mặc quần áo, lộ bộ phận sinh dục, cho rằng con còn bé và không ảnh hưởng. Nhưng chính điều này có thể khiến con bị xâm hại, bắt cóc, dẫn trộm đến nhà và thực tế đã chứng minh điều đó. Bà đã lên tiếng rất nhiều lần nhưng nhiều người không nghe, còn khó chịu “cho rằng mình điên”.

    Trong chiến dịch giáo dục giới tính cho trẻ mầm non, tiểu học do mình khởi xướng, mỗi buổi TS Hương mang theo 10 chiếc quần lót để tặng cho các em. Ban đầu học sinh ngại ngùng, có em còn trốn ra ngoài khiến giáo viên phải đi tìm. Nhưng sau này học sinh cởi mở hơn và yêu thích vì tuổi mới lớn luôn có sự tò mò về giới tính. Buổi đầu rất ít phụ huynh tham gia nhưng sau thì ngày càng nhiều. Trước khi có thay đổi mang tính hệ thống thì phải làm dần theo kiểu “mưa dầm thấm lâu”.

    “Thay đổi là điều khó, nhưng với tình trạng xâm hại trẻ em, nhất là xâm hại tình dục đáng báo động hiện nay thì phụ huynh cũng cần nhìn nhận lại vấn đề. Mình cần dạy con cách tự bảo vệ trước khi được pháp luật bảo vệ”, bà Hương chia sẻ.

Tin đăng liên quan