Nhiều căn bệnh dễ dàng được giải quyết với nền y học hiện đại, cùng với đó là những căn bệnh nguy hiểm ngày càng gia tăng trong đời sống, y học vẫn chưa tìm ra những phương pháp chữa trị hiệu quả, trong đó phải kể đến “sát thủ mạnh tay nhất”: bệnh ung thư.
Theo nghiên cứu mới nhất của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), đến năm 2030, tỷ lệ người mắc bệnh ung thư sẽ tăng gần 75%, trong số đó, 90% sẽ tập trung vào các quốc gia nghèo và đang phát triển. Tại Việt Nam, mỗi năm có khoảng 700.000 người chết vì căn bệnh ung thư, nhiều nhất là ung thư phổi chiếm tỷ lệ 13,5%, ung thư vú: 11,5%, ung thư đại tràng: 10,2% và ung thư dạ dày: 9,3%. Sự gia tăng mạnh mẽ của các tế bào ung thư làm hủy hoại nhanh chóng hệ miễn dịch của con người đồng thời ảnh hưởng nghiêm trọng đến các cơ quan trong cơ thể, tàn phá sức khỏe, tăng nguy cơ bệnh tật cho người bệnh.
Các phương pháp điều trị ung thư phổ biến hiện nay là phẫu thuật, hóa trị và xạ trị lại không điều trị triệt để được căn bệnh này, mà chỉ giúp người bệnh kéo dài sự sống. Hơn nữa, một nhược điểm của phương pháp hóa trị, xạ trị là gây cho người bệnh cảm giác mệt mỏi, buồn nôn, giảm sức đề kháng, bệnh nhân mất cảm giác thèm ăn nên không ăn được dẫn đến tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng các chất dinh dưỡng khiến nhiều bệnh nhân không theo được hết liệu trình điều trị bệnh.
Để giúp người bệnh vượt qua được quá trình truyền hóa chất và xạ trị khó khăn, ngoài yếu tố tâm lý, vấn đề về dinh dưỡng cũng vô cùng quan trọng. Các chất dinh dưỡng cần bổ sung qua các bữa ăn hàng ngày của bệnh nhân ung thư bao gồm:
– Đạm: cung cấp các axit amin thiết yếu cho cơ thể. Bữa ăn cần bổ sung đầy đủ các axit amin cần thiết (ít nhất cần có 8 axit amin không thể thay thế, cơ thể không tự tổng hợp được) cần cho quá trình vận động, chuyển hóa dinh dưỡng trong cơ thể.
-Tinh bột: giúp cung cấp năng lượng, giảm cảm giác mệt mỏi, chóng mặt cho người bệnh.
– Chất béo: giúp hình thành các tế bảo trong cơ thể.
– Các vitamin A, nhóm B…, các chất khoáng như sắt, kẽm, magie… giúp tăng cường quá trình hấp thu thức ăn của cơ thể, tăng cường sản sinh các tế bào hồng cầu trong máu.
Tuy nhiên, một thực tế đặt ra là để đảm bảo tất cả các chất dinh dưỡng trong bữa ăn hàng ngày, đối với người khỏe mạnh còn không dễ, với người bệnh ung thư đang trong giai đoạn điều trị lại càng khó khăn hơn. Thông thường những cảm giác mệt mỏi, chán ăn, thay đổi khẩu vị… sẽ làm ảnh hưởng rất nhiều đến việc bổ sung các chất dinh dưỡng hàng ngày cho bệnh nhân.